Sống khỏe
Những thắc mắc và giải đáp về bệnh tiểu đường?

Chế độ ăn uống thế nào phù hợp nhất cho người bệnh tiểu đường, có cần kiểm soát lượng đường huyết hàng ngày không, béo phì có liên quan đến tiểu đường không… là những câu hỏi thường gặp của rất nhiều người quan tâm đến chứng bệnh này.
Theo báo cáo của Hội Nội Tiết Và Đái Tháo Đường, tại Việt Nam hiện nay có khoảng 5 triệu người mắc bệnh tiểu đường, chiếm 5,4 % dân số. Nếu không kiểm soát tiểu đường hiệu quả sẽ dẫn đến nhiều biến chứng khó lường cho sức khỏe như tim mạch, suy thận, biến chứng mắt, nhiễm trùng…Trong đó, chế độ ăn uống, luyện tập, nghỉ ngơi đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát lượng đường trong máu và phòng tránh biến chứng tiểu đường. Vì vậy, hãy tham khảo những giải đáp sau về thắc mắc thường gặp của bệnh tiểu đường nhé.
Nhiều người lo lắng tiểu đường có thể lây lan qua đường ăn uống, quan hệ tình dục, tiếp xúc… Tuy nhiên, tiểu đường do cơ thể kháng insulin hoặc không sản xuất đủ insulin và không phải do các loại vi khuẩn, virus, nấm gây ra. Vì thế, có thể nói tiểu đường không phải là căn bệnh truyền nhiễm và không lây lan.
Mặc dù tiểu đường không lây lan nhưng nếu gia đình có tiền sử bệnh tiểu đường thì vẫn có khả năng mắc phải căn bệnh này.
Tiểu đường tuýp 2 là một căn bệnh thầm lặng. Bạn có thể không cảm nhận bất kỳ triệu chứng rõ rệt nào ngay cả khi lượng đường trong máu cao. Nó sẽ dần dần ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơ thể và dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì thế, đừng phụ thuộc vào những cảm nhận chủ quan của cơ thể và chờ đến khi đường huyết tăng quá cao mới chú ý đến chỉ số đường huyết!
Mỗi gia đình nên có một máy đo đường huyết tại nhà để kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên cho các thành viên trong gia đình để kịp thời điều chỉnh sức khỏe. Với người đã mắc chứng tiểu đường, hãy hỏi ý kiến chuyên gia/bác sĩ về số lần kiểm tra đường huyết trong 1 ngày.
Trái cây là một loại thực phẩm lành mạnh và thích hợp cho bệnh nhân tiểu đường. Tuy nhiên, không phải loại trái cây nào cũng an toàn với bệnh nhân tiểu đường. Tùy theo tình trạng và thể trạng của bệnh nhân, các chuyên gia/bác sỹ sẽ đề ra khẩu phần trái cây phù hợp nhất.
Nhiều người bệnh tiểu đường lo lắng tập thể dục có thể gây hại cho cơ và xương. Thật ra, tập luyện nhẹ nhàng mang đến nhiều lợi ích cho những người có bệnh tiểu đường như giảm lượng đường trong máu, giảm huyết áp, cải thiện tác dụng của insulin và tăng sức khỏe tim mạch.
Bạn có thể tập các bài tập nhẹ, đơn giản như đi bộ, thiền, yoga, chạy xe đạp khoảng 30 phút mỗi ngày để nâng cao sức khỏe và kiểm soát bệnh tiểu đường tốt hơn. Ngoài ra, làm việc nhà và làm vườn cũng là liều thuốc rất tốt giúp bạn cải thiện tâm trạng hiệu quả.
Béo phì cũng là một căn bệnh thời đại mà rất nhiều người mắc phải. Đặc biệt hơn, béo phì cũng có thể là một yếu tố nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường và hình thành các biến chứng nghiêm trọng của tiểu đường, chẳng hạn như bệnh tim mạch.
Các nghiên cứu cho thấy, chỉ cần giảm 10%-15% trọng lượng cơ thể (từ 5 – 15 kg tùy thể trạng) cũng có thể làm giảm lượng đường trong máu, cải thiện huyết áp, giảm nguy cơ bệnh tim và tăng hiệu quả của thuốc insulin.
Nguồn tham khảo:
http://soha.vn/5-bien-chung-thuong-gap-cua-benh-tieu-duong-20180822165322164
http://giadinh.net.vn/song-khoe/hoi-dap-ve-benh-tieu-duong-2014052011247352
http://voh.com.vn/tam-ly-suc-khoe/giai-dap-thac-mac-benh-tieu-duong-co-lay-khong-296282
Trung Tâm Nghỉ Dưỡng & Tái Tạo Sức Khỏe
01 Nguyễn Chí Thanh, p. Thắng Tam, TP. Vũng Tàu
093 134 1618 (Tư vấn) – 0254 385 2633 (Đặt phòng)
VP TPHCM: 43/2 Ni Sư Huỳnh Liên, p.10, q. Tân Bình